Mô hình lò phản ứng hạt nhân
Những lò hơi hạt nhân thông dụng là những kiểu lò chạy bằng nước nhẹ gọi chung là lò phản ứng nước nhẹ (LWR, Light Water Reactor). Lò sinh ra hơi nước trực tiếp ngay trong lò phản ứng như những kiểu lò phản ứng nước sôi (BWR, Boiled Water Reactor), hoặc ở ngoài lò qua một bộ chuyển nhiệt, như lò phản ứng nước nén (PWR, Presurized Water Reactor).
Hơi nước sinh ra có thể dùng để sản xuất điện, nhưng cũng có thể dùng trong mọi sinh hoạt cần đến hơi nước. Ngành năng lượng phân biệt mega-watt dưới dạng nhiệt và mega-watt dưới dạng điện. Khi chuyển từ dạng hơi nước sang dạng điện thì năng lượng khả dụng sẽ giảm vì phải chịu hiệu suất Carnot của vật lý và hiệu suất cơ học không hoàn hảo của các động cơ.
Lò hơi hạt nhân có nhiều ưu điểm hơn só với lò hơi truyền thống
Muốn có công suất một mega-watt điện (viết tắt là MWe) thì phải sản xuất hai mega-watt dưới dạng nhiệt (viết tắt là MWt) từ một lò hơi dùng năng lượng hóa thạch và ba mega-watt dưới dạng nhiệt từ một lò hơi hạt nhân. Sai biệt về công suất đó là một nguồn lãng phí trong sử dụng năng lượng. Vậy, trên phương diện thực tiễn, nếu nhất thiết không dùng đến điện năng thì tốt hơn là dùng năng lượng trực tiếp dưới dạng hơi nước.
Một lò hơi hạt nhân có nhiều ưu điểm so với một lò hơi cổ điển :
- Với cùng một công suất, thể tích cũng như khối lượng riêng của một lò hơi hạt nhân cao hơn.
- Vì không cần đến bãi dự trữ nhiên liệu, diện tích cần thiết để lắp đặt và vận hành một lò hơi hạt nhân nhỏ hơn rất nhiều.
- Một lò hơi hạt nhân an toàn và ít ô nhiễm hơn các thiết bị biến đổi năng lượng khác
- Công suất một lò hơi hạt nhân có thể lên tới 3.000 MWt và lớn hơn nữa
Tin tức được cập nhật từ Enesco – Công ty chuyên cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực thiết bị ngành nhiệt như nồi hơi, thiết bị nhiệt, lĩnh vực đường ống áp lực, và các phụ kiện nồi hơi. Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.