Lò hơi đốt dầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu (dầu DO, FO, Gas, Khí tự nhiên ) để làm nguyên liệu đốt. Lò hơi đốt dầu có đầy đủ các loại từ công suất nhỏ đến lớn phù hợp với từng ngành công nghiệp khác nhau.
Nồi hơi đốt dầu
Hôm nay, Enesco sẽ giới thiệu đến các bạn cách kiểm tra, vận hành, bảo dưỡng và vệ sinh nồi hơi đốt dầu để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
1. Kiểm tra hệ thống lò hơi
Đây là công việc phải làm trước khi bạn vận hành và sử dụng nồi hơi đốt lò. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát, theo dõi được tình hình nồi hơi, chắc chắn nồi hơi hoạt động bình thường để sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Trước khi vận hành lò hơi đốt dầu cần kiểm tra các bộ phận sau:
- Các loại van, hệ thống cấp nước, hệ thống đường ống, hệ thống nhiên liệu,v..v .. đã lắp đặt hoàn chỉnh đúng quy phạm chưa. Các van phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng.
- Các thiết bị đo lường,an toàn và từ động lắp đặt đúng theo yêu cầu quy phạm chưa
- áp kế phải có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc tối đa cho phép
- ống thuỷ sáng phải có vạch đỏ chỉ mức nước trung bình( ngang giữa ống thuỷ), mức nước cao nhất và mức nước thấp nhất. Hai mức nước này bằng mức nước trung bình ± 50mm.
- Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm:
+ Van làm việc: chỉnh ở mức Plv + 0,2KG/cm2
+ Van kiểm tra: chỉnh ở mức Plv + 0,3KG/cm2
- Các hệ thống tự động phải hoạt động tốt.
- Kiểm tra toàn bộ phần áp lực của nồi hơi xem có tình trạng hư hỏng không
- Kiểm tra nhiên liệu và nước cấp có đủ dự trữ và đảm bảo chất lượng chưa
2. Vận hành lò
- Chuẩn bị vận hành lò:
- Các van xả, van cấp hơi, van an toàn phải đóng lại. Mở van cáp nước, van xả le để thoát khí ,mở van lưu thông ống thuỷ và van 3 ngả của áp kế .
- Đóng điện trong tủ đèn nguồn báo hiệu sáng bật bơm ở chế độ bằng tay. Cấp nước vào lò cho đến vạch quy định mức thấp nhất trong ống thuỷ sáng. Ngừng cấp nước và kiểm tra độ kín của các van và mặt bích.
- Kiểm tra hệ thống đốt nhiên liệu để khởi động lò
- Kiểm tra mức nước trong bể nước mềm nếu nước cạn sẽ không thể khởi động được vòi đốt
Trước khi vận hành lò, nên kiểm tra kỹ để đảm bảo an toàn
- Khởi động đốt lò và chế độ đốt lò:
- Khởi động vòi đốt bằng nút bấm vòi đốt trên tủ điều khiển. Ở chế độ tự động khi áp suất đạt áp suất đặt trên rơle vòi sẽ tự động ngừng hoạt động.
- Các bước khởi động đốt lò và chế độ đốt phải tuân theo quy trình vận hành hệ thống đốt nhiên liệu theo kiểu loại vòi đốt mà lò được trang bị lắp đặt.
- Khi lò xuất hiện hơi nước thì đóng van xả le lại, tăng quá trình đốt.
- Khi áp suất lò đạt từ 1¸1,5 KG/cm2 tiến hành kiểm tra trạng thái các van, thông rửa ống thuỷ, áp kế,quan sát sự hoạt động của chúng.
- Khi lò đạt áp suất 2KG/cm2 thận trọng dùng clê vặn chặt các đai ốc trong phạm vi chịu áp lực của lò hơi.
- Khi áp suất trong lò đạt mức áp suất làm việc tối đa Plv, Cấp nước vào lò đến vạch trung bình của ống thuỷ.
- Nâng áp suất của lò lên áp suất hoạt động của các van an toàn đã được chỉnh theo quy phạm. Các van an toàn phải hoạt động và kim áp kế sẽ vượt quá vạch đỏ một chút.
- Công việc khởi động lò được kết thúc khi đã đưa áp suất của lò lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của lò.
- Trong quá trình cấp hơi lò phải đảm bảo chế độ đốt tức là đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, nếu không thì xem xét và hiệu chỉnh lại hệ thống đốt nhiên liệu
- Thường xuyên theo dõi chế độ cháy của lò hơi qua tấm phản chiếu trên đỉnh vòi dầu
- Cấp hơi:
- Khi áp suất lò gần bằng áp suất làm việc tối đa Plv thì chuẩn bị cấp hơi . Trước khi cấp hơi mức nước trong lò ở mức trung bình của ống thuỷ và chế độ cháy phải ổn định.
- Khi cấp hơi mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trong đường ống dẫn hơi trong khoảng thời gian 10 ¸15 phút . Trong thời gian đó quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống. Nếu thấy bình thường thì đóng mở hết cỡ van hơi chính để cấp hơi đi . Việc mở van phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay ngược nửa vòng van hơi lại.
- Cấp nước
- Trong thời gian vận hành lò phải giữ mực nước trung bình trong lò, không nên cho lò hoạt động lâu ở mức thấp nhất hoặc cao nhất của ống thuỷ .
- Lò hơi được cấp nước bằng hệ thống từ động
- Chất lượng nước cấp cho lò phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Độ cứng toàn phần [0,5 mgđl/lít
+ Độ PH = 7¸10.
+ Hàn lượng oxy [ 0,1 mgđl/lít
- Xả bẩn
- Việc xả bẩn định kỳ cho lò hơi được thực hiện nhờ van xả ở thân nồi.
- Tuỳ theo chế độ nước cấp cho lò mà xác định số lần xả bẩn trong 1 ca . Nước cấp càng cứng , độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều ít nhất 1 ca phải xả bẩn 2 lần mỗi lần 2,3 hồi mỗi hồi từ 10 ¸ 15 giây. Trước khi xả bẩn nên nâng mức nước trong lò lên trên mức nước trung bình của ống thuỷ sáng khoảng 25¸50mm.
- Ống thuỷ phải được thông rửa ít nhất 2 lần trong 1 ca, ống xi phông của áp kế phải thông rửa 2 lần trong 1 ca. Van an toàn được kiểm tra 1 lần trong 1 ca.
3. Bảo dưỡng lò
- Nếu lò hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô.
- Nếu lò hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt
- Phương pháp bảo dưỡng khô: Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van và dùng nước rửa sạch và đốt lò sấy khô( chú ý không đốt lửa to)
- Phương pháp bảo dưỡng ướt: Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra cấp đầy nước vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 1000C. Khi đốt lò phải mở van xả le hoặc kênh van an toàn để thoát khí ,lò không tăng áp suất. Ngừng đốt lò đóng van xả le và van an toàn lại
4. Vệ sinh và duy tu lò
+ Tuỳ theo chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cáu cặn trong lò hơi thông thường từ 3 đến 6 tháng /1 lần
+ Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp hoá chất.
+ Hoá chất được sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp cho nồi hơi là dung dịch NaOH 2%. Đổ đầy dung dịch NaOH vào nồi hơi và đun đến áp suất từ 1 ¸3 KG/cm2 duy trì từ 12¸14 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ độ dày của lớp cáu cặn. Sau khi tháo dung dịch NaOH ra khỏi lò thì cấp nước rửa lò.
+ Việc xử lý bằng hoá chất phải do cán bộ am hiểu về hoá chất chủ trì
+ Thường, 1 tháng vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần. Chú ý các loại van, ống thuỷ,áp kế, hệ thống cấp nước ,hệ thống đốt nhiên liệu,vv,vv. Tháo vòi dầu kiểm tra các phần chịu áp lực và phần vữa SAMÔT xem có hư hỏng không. Nếu bị hư hỏng cần khắc phục, thay thế.
+ Từ 3 đến 6 tháng vận hành phải ngừng lò kiểm tra sửa chữa toàn diện, kết hợp vệ sinh cáu cặn cho lò. Lò phải ngừng vận hành ngay nếu có hiện tượng hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của lò hơi có nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng.
+ Nếu hết hạn sử dụng vận hành Lò hơi (theo giấy phép của thanh tra kỹ thuật an toàn về lò hơi), phải ngừng vận hành lò để tiến hành kiểm tra, sửa chữa, và đăng kiểm để sử dụng tiếp. Việc sửa chữa vừa và lớn lò hơi phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng TCVN.
Với những chia sẻ hữu ích nhất về cách kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành và vệ sinh lò hơi, hy vọng sẽ là thông tin hay giúp bạn vận dụng vào hệ thống lò hơi của doanh nghiệp.
CÔNG TY CỔ PHẦN ENESCO
VPGD: số 14, Liền kề 12, Khu ĐTM Văn Khê, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Chi nhánh TP HCM: Tầng 2, tòa nhà số 25, Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM.
Nhà máy: Đường TS8, KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh.
Email: info@enesco.vn - Tel: 0462.965.511 - Fax: 0422.253.018